Singapore có một hệ thống giao thông vào loại bậc nhất thế giới, được điều khiển hoàn toàn tự động. Trong đó, tàu điện ngầm được ví như huyết mạch kết nối và bảo đảm cho dòng lưu chuyển của cả thành phố được thông suốt. Không những vậy, nó còn đem lại cho hành khách những góc nhìn tuyệt đẹp và bao quát nhất về mọi ngóc ngách của Singapore.
Ngày nay, bên cạnh những cái tên quen như Universial Studio, Marina Bay, China Town, Little Indian… một tour khám phá MRT (tàu điện ngầm) cũng được rất nhiều du khách yêu thích..
MRT là từ viết tắt của Mass Rapid Transport, mạng lưới giao thông công cộng cao tốc. Hệ thống giao thông hiện đại này chuyên chở mỗi ngày hơn 2 triệu lượt người, từ 5h30 tới nửa đêm, với tần suất 3-8 phút một chuyến. Trong đó, 19h-22h30 được xem là khung giờ cao điểm.
15 năm đề xuất và 5 năm hoàn tất
Hai năm sau khi Singapore trở thành một đảo quốc độc lập, vào năm 1967, ý tưởng khái quát về một hệ thống tàu điện dưới lòng đất đã được đề xuất. Thế nhưng, hơn một thập kỷ sau đó, kế hoạch xây dựng hệ thống giao thông công cộng vẫn chưa đâu vào đâu.
Vào những năm đầu thập niên 1980, những cuộc tranh luận dữ dội về việc xây dựng tàu điện ngầm nổ ra trong quốc hội. Nhiều ý kiến lo ngại chi phí rất lớn, ước tính 5 tỷ USD, có thể kéo nền kinh tế đi xuống. Ông Ong Teng Cheong,
Bộ trưởng Bộ Truyền thông lúc bấy giờ lập luận rằng hệ thống tàu điện ngầm sẽ có ảnh hưởng to lớn trong việc định hình tăng trưởng kinh tế và phát triển của Singapore. Ông cũng chỉ ra rằng một hệ thống tàu điện ngầm hiệu quả cũng có thể giúp tăng cường hình ảnh của Singapore, và gia tăng các tiêu chuẩn tổng thể của cuộc sống của người dân.
Sau nhiều nghiên cứu, đến năm 1981 người ta nhận ra rằng việc xây dựng một hệ thống đường sắt vận tải công cộng là thực sự cần thiết. Như vậy, sau hơn 15 năm đề xuất và nghiên cứu, quyết định xây dựng một hệ thống tàu điện ngầm cuối cùng đã được thực hiện vào tháng 5/1982 tại Toa Payoh và Novena.
Đồng xu 1 đôla - “bùa trấn yểm” MRT
30 năm trôi qua kể từ chuyến tàu đầu tiên năm 1985, không ít người vẫn kể nhau nghe những câu chuyện kỳ ảo xoay quanh hệ thống hiện đại này, về những khó khăn, trắc trở. Việc xây dựng đường tàu điện ngầm cho quốc gia cứ mỗi lần xây gần xong thì lại bị đổ khiến công trình không thể hoàn thiện. Khi những lời đồn thổi, những câu chuyện mê tín, ma quái ngày càng dai dẳng, Thủ tướng Lý Quang Diệu buộc phải vào cuộc. Ông tham khảo ý kiến của không ít cố vấn và thầy phong thủy giỏi.
Nhà phong thủy - nhà sư Hong Chuan nổi tiếng thời bấy giờ cho rằng việc đào hầm xây tàu điện ngầm đã phá vỡ long mạch, làm xấu phong thủy và kìm hãm sự thịnh vượng của quốc đảo.
"Khu vực thi công đường tàu điện ngầm là nơi có địa chất vô cùng phức tạp, chứa nhiều long mạch nằm sâu dưới lòng đất. Sở dĩ bị nhiều trục trặc bởi nó được thi công trên chính phần lưng của một con rồng lớn, uy nghiêm và vô cùng hung bạo. Nếu có thể tìm ra cách chế ngự sức mạnh của con rồng, để nó ngủ yên, không bao giờ cựa quậy thì việc xây dựng công trình mới có thể hoàn thành. Tuy nhiên, nếu con rồng cựa mình hay nổi giận khi bị đánh thức bởi những âm thanh mạnh với tần suất lớn trên mặt đất thì dù cố gắng thế nào đường tàu điện ngầm phục vụ dân sinh cũng vĩnh viễn đổ bể."
Ông này cho rằng cách duy nhất để trung hòa các yếu tố tiêu cực là mọi người dân mang theo một hình bát giác trong người khi ra đường.
"Tất cả người dân sinh sống trên đất nước Singapore khi đi ra ngoài đường đều phải đeo trên người một hình bát quái nhằm xua đuổi tà khí, coi như một tấm bùa để cầu xin vị thần rồng đang ngự trị dưới lòng đất sâu."
Làm cách nào để đạt được điều đó, khi ở Singapore không phải ai cũng tin vào phong thủy?
Tuy nhiên, khó khăn lại nảy sinh vì Singapore là quốc gia đa chủng tộc, đa đạo và có rất nhiều dân nhập cư từ Malaysia, Indonesia, Ấn Độ cùng sinh sống. Mặt khác, cũng không phải tất cả những người dân ở đây đều theo đạo Phật mà còn có Hồi giáo, Hindu giáo, Thiên Chúa giáo. Chính điều này đã làm lãnh đạo của Đảo quốc sư tử cảm thấy vô cùng lo lắng, phải mất rất nhiều thời gian mới có thể nghĩ ra giải pháp trấn áp rồng dưới lòng đất tại khu vực xây dựng đường tàu điện ngầm.
Sau một thời gian bàn bạc, Lý Quang Diệu đã quyết định tạo ra đồng 1 đô Singapore, với 8 cạnh bên trong đường viền tròn. Đây được coi đây là lá bùa may, trấn yểm tà khí. Người dân ai cũng có thể tiện mang theo bên mình khi đi ra ngoài, dù là người bản địa hay nhập cư, bất kể giàu nghèo.
Câu chuyện này được nhiều người dùng để lý giải cho việc ra đời đồng tiền xu 1$ với hình dạng bát giác vào năm 1987. Do vậy mà ngay sau khi được phát hành, đồng xu này đã rất thu hút công chúng, thành biểu tượng may mắn, linh vật trấn yểm tà ma của người Singapore và trở thành vật bất ly thân của họ khi ra đường. Ngoài ý nghĩa về mặt tâm linh, với người dân Singapore, đồng xu 1 đôla còn là biểu tượng cho tài khí.
Trên đồng xu in năm 1987, chính giữa 1 mặt ghi "Cộng hòa Singapore" và biểu tượng sư tử, cạnh là chữ "Singapore" được ghi bằng 4 ngôn ngữ chính thức. Mặt còn lại là biểu tượng hoa dừa cạn và giá trị đồng xu.
MRT VIETNAM,
Sưu tầm
0 comments:
Post a Comment