(VTC News - 14/03/2013) – Đất quanh Hồ Gươm rất mềm, khi xây dựng ga ngầm nếu dùng công nghệ ép đất dồn lại có thể khiến cho Hồ Gươm bị nghiêng so với bề mặt.
Đến năm 2020, mạng lưới đường sắt đô thị Hà Nội gồm 5 tuyến với tuyến số 1 (Ngọc Hồi - Yên Viên, Như Quỳnh) dài 38,7 km; tuyến số 2 (Nội Bài - trung tâm TP - Thượng Đình) dài 35,2km; tuyến số 3 (Nhổn - ga Hà Nội - Hoàng Mai) dài 21 km; tuyến số 4 có dạng vòng tròn, kết nối với các tuyến số 1, 2, 3 và tuyến số 5 (Nam Hồ Tây - Ngọc Khánh - Láng - Hòa Lạc) dài khoảng 34,5km.
“Động chạm đến khu vực Hồ Gươm là không thể cho phép được!”
Như đã nêu về sự “lo ngại” dự án đường sắt đô thị không chỉ ảnh hưởng đến mặt văn hóa và tâm linh mà còn có những tác động lớn về mặt khoa học kĩ thuật nơi dự án đi qua của PGS.TS Hà Đình Đức, một số KTS khác cũng đồng tình với quan điểm này.
Một ga tàu điện ngầm sẽ được xây dựng sát Hồ Gươm.
KTS Lê Hồng Kế cho rằng, đất Hà Nội nói chung và đất Hồ Gươm rất mềm, theo đó, khi xây dựng dự án ga ngầm qua Hồ Gươm, nếu dùng công nghệ ép đất dồn lại rồi mới xây, chỗ đất mềm chắc chắn sẽ bị trồi lên.
Nếu bị ép ở hai bên đường Đinh Tiên Hoàng và Lê Thái Tổ thì chắc chắn đáy Hồ Gươm sẽ bị đội lên vì phía bên ngoài hai con đường này.
Còn theo KTS Nguyễn Quang Huy (Phòng tư vấn kiến trúc, xây dựng Hà Nội), công nghệ ép đất là một công nghệ hiện đại của thế giới, khi sử dụng công nghệ này, chắc chắn không thể không có ảnh hưởng dây chuyền đến lòng đất, đặc biệt là khu vực Hồ Gươm.
Theo đó, lực ép quá lớn có thể khiến cho Hồ Gươm bị nghiêng so với bề mặt.
“Chúng ta chưa thể dám đảm bảo bất cứ một điều gì sẽ không xảy đến với Hồ Gươm, với độ sâu trên 1,60 m như hiện nay” – theo KTS Huy.
Còn nhìn nhận ở góc độ văn hóa lịch sử, KTS Lê Hồng Kế cũng cho rằng, việc đưa một công trình hiện đại vào một mảnh đất cổ kính có thể làm mất đi cảnh quan của khu vực Hồ Gươm.
“Hồ Gươm là mảnh đất linh thiêng đã được thừa nhận từ ngàn đời nay. Việc động chạm đến khu vực này là không thể cho phép được. Các vị có thể đánh đổi cái cũ để có được cái mới hiện đại hơn rất nhiều. Nhưng, cái mà chính các vị đánh mất ấy, không thể lấy lại được. Cũng như, chúng ta không thể bảo toàn nguyên vẹn khu vực Hồ Gươm nếu cho đường tàu điện ngầm đi qua khu vực này!" – lời KTS Lê Hồng Kế.
KTS Đào Ngọc Nghiêm, Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Hà Nội cũng bày tỏ quan điểm, đây là không gian tâm linh, không gian lễ hội, không gian xanh và là trung tâm hành chính, chính trị của thành phố do vậy cần tìm địa điểm thích hợp hơn để đặt ga C9.
MRT VIỆT NAM
Sưu tầm
Home / mrt Hồ chí minh /
tàu điện ngầm /
tàu điện trên cao /
tàu metro
/ Ga tàu điện ngầm: Lo ngại xâm hại, phá nát Hồ Gươm
- Blogger Comment
- Facebook Comment
Subscribe to:
Post Comments
(
Atom
)
0 comments:
Post a Comment