Để đáp ứng nhu cầu giao thông vận tải tại Thành phố Hồ Chí Minh, một số dự án tàu điện ngầm và monorail đang được lập dự án như: tuyến Bến Thành – Biên Hòa, Bến Thành – Bến xe Miền Tây, Bến Thành – Tân Sơn Nhất – An Sương. Các dự án này đang được các đối tác nước ngoài như: (Nhật, Pháp, Nga, và Đức) đệ trình phương án đầu tư
LINK FILE LỚN: TẠI ĐÂY
Toàn bộ dự án metro có thể ngốn trên 5 tỷ đô-la Mỹ, chỉ riêng lập phương án hỗ trợ kỹ thuật "Chuẩn bị dự án metro tại TP HCM" đã mất 2,2 triệu đô-la Mỹ. Phương án hỗ trợ kỹ thuật đã được Ủy ban Nhân dân TP HCM phê duyệt cuối tháng 4 năm 2007.
Trong số 2,2 triệu đô-la Mỹ, Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) viện trợ không hoàn lại 1,7 triệu đô-la Mỹ, Chính phủ góp 500.000 đô-la Mỹ, số còn lại là của thành phố và các nhà đầu tư.
Với các yêu cầu lập kế hoạch xây dựng 2 tuyến metro ưu tiên và kết nối cùng các dự án xây dựng các tuyến vận tải có khối lượng lớn, dự kiến phương án kỹ thuật phải đến tháng 4 năm sau mới hoàn tất.
Theo thiết kế ban đầu, hệ thống tàu điện ngầm TP HCM có tổng chiều dài 54 km, 6 đường ray và 22 nhà ga và 4 tuyến. Nhà ga trung tâm đặt ở Công viên 23/9, quận 1.
Các tuyến metro sẽ được xây dựng cuốn chiếu và dự kiến đến 2010 thành phố sẽ có 2 tuyến đưa vào hoạt động. Dự án sẽ hoàn tất vào năm 2020.
Mục tiêu của hệ thống metro nhằm thay thế 25% lượng xe gắn máy lưu thông trên đường đến năm 2010. Vào giai đoạn cuối 2020, giao thông công cộng bằng tàu điện ngầm sẽ giúp TP HCM giảm một nửa lượng xe gắn máy lưu thông trên đường.
Hiện TP HCM gọi vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cho dự án metro thành phố. Hồi giữa năm ngoái, Tập đoàn Siemens của Đức dự kiến sẽ đầu tư 2 tuyến metro tại TP HCM, vốn tổng vốn đầu tư khoảng 800 triệu euro. Trong đó, TP HCM chịu 30% vốn, còn lại vay với 100 triệu euro từ nguồn vốn viện trợ phát triển chính thức (ODA) của Đức và 20 triệu euro từ Áo.
Hệ thống metro TP HCM hiện nay dự kiến bao gồm 6 tuyến (xem sơ đồ tuyến năm 2007 bên dưới):
Tuyến số 1: Bến Thành - Suối Tiên
Ngày 21 tháng 2 năm 2008, ông Lê Hoàng Quân, chủ tịch ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã phát lệnh khởi công dự án này tại phường Phước Long quận 9.[5] Tổng chiều dài tuyến này là 19,7 km, bao gồm 2,6 km đi ngầm và 17,1 km đi trên cao. Tuyến này có tổng mức đầu tư là 1.091 triệu USD do Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản cho vay với hình thức ODA.
Thông tin đường
Phần ngầm: 2.36 km
Phần trên cao: 16.46 km
Chiều dài đường tàu điện (xấp xỉ): 18.82 km
Chiều dài toàn tuyến(xấp xỉ): 20.2 km
Khổ đường ray: 1435 mm
Số thanh ray: 2
Nhà ga
- Bến Thành
- Nhà hát Thành phố
- Ba Son
- Khu du lịch Văn Thánh
- Tân Cảng
- Thảo Điền
- An Phú
- Rạch Chiếc
- Phước Long
- Bình Thái
- Thủ Đức
- Khu Công nghệ cao
- KDL Suối Tiên
- Nhà ga Suối Tiên (Long Bình Depot)
Vận tốc tối đa
110 km/h ở phần trên cao
80 km/h ở phần ngầm
35 km/h ở khu vực đường vào nhà ga
25 km/h ở nhà ga
Cấu trúc tàu điện
3 toa xe giai đoạn đầu
6 toa xe giai đoạn cuối
Tuyến số 2: Bến Thành - Tham Lương
Ngày 24 tháng 8, năm 2010, Bến Thành - Tham Lương tại phường Tân Thới Nhất, Q.12 được khởi công xây dựng. Tuyến này dài khoảng 11,322 km (11,7 km tính luôn phần kết nối với depot[8]), có 11 ga gồm 10 nhà ga ngầm: Bến Thành, Tao Đàn, Dân Chủ, Hòa Hưng, Lê Thị Riêng, Phạm Văn Hai, Bảy Hiền, Nguyễn Hồng Đào, Bà Quẹo và Phạm Văn Bạch, và 1 ga trên cao ở Tân Bình.[9] Tổng chi phí cho tuyến này là 1,7 tỉ Euro.
Tuyến Bến Thành - Tham Lương là một phần của tuyến metro số 2, điểm đầu là bến xe Tây Ninh (An Sương), dọc đường Trường Chinh, đường Cách Mạng Tháng Tám, đường Phạm Hồng Thái, Bến Thành, Hàm Nghi, qua sông Sài Gòn sang khu đô thị mới Thủ Thiêm và kết thúc tại điểm ga đường sắt cao tốc Bắc - Nam.
Tuyến metro số 5: Bến xe Cần Giuộc mới – cầu Sài Gòn
Tuyến metro thứ 5 được phân kỳ đầu tư 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 lộ trình từ Ngã tư Bảy Hiền - Cầu Sài Gòn dài 8,9 km. Tổng mức đầu tư khoảng 1.1 tỷ Euro, được tài trợ bằng nguồn vốn ODA của Ngân hàng ADB (530 triệu Euro), Ngân hàng EIB (150 triệu Euro) và Chính phủ Vương quốc Tây Ban Nha (200 triệu Euro). Trong đó gần 7 km là đi ngầm qua 7 ga dừng. Giai đoạn 2 là từ Ngã tư Bảy Hiền về Bến xe Cần Giuộc mới (huyện Bình Chánh) dài 14,5 km, vẫn đang tìm vốn trong khi chờ UBND TP thông qua hồ sơ thiết kế cơ sở để bắt đầu cắm mốc ngoài thực địa.
Tuyến đường | Dài (km) | Số ga | Lộ trình |
---|---|---|---|
Tuyến 1 | 19,7 (2,6 ngầm và 17,1 trên cao) | 14 (3 ga ngầm và 11 ga trên cao) | Chợ Bến Thành - Suối Tiên |
Tuyến 2 | GĐ1: 11,3 (9,5 ngầm và 1,8 trên cao)
GĐ2: 7.7
| GĐ1: 11 (10 ga ngầm và 01 ga trên cao)
GĐ2: Chưa xác định
| GĐ1: Chợ Bến Thành - Tham Lương
GĐ2: Thủ Thiêm - Chợ Bến Thành & Tham Lương - Bến xe Tây Ninh
|
Tuyến 3A | GĐ1: 9.7 (ngầm)
GĐ2: 6.5
| GĐ1: 10 ga ngầm
GĐ2: Chưa xác định
| GĐ1: Chợ Bến Thành - Bến xe Miền Tây
GĐ2: Bến xe Miền Tây - Tân Kiên
|
Tuyến 3B | 12,1 (9,1 ngầm và 3 trên cao). | 10 ga (8 ga ngầm và 2 ga trên cao) | Ngã 6 Cộng Hòa - Hiệp Bình Phước |
Tuyến 4A | 24 (19 ngầm và 5 trên cao) | 20 (15 ga ngầm và 5 ga trên cao) | Thạnh Xuân (Quận 12) - Nguyễn Văn Linh (Quận 7) |
Tuyến 4B | 5.2 | Chưa xác định | Công Viên Gia Định - Lăng Cha Cả |
Tuyến 5 | GĐ1: 8.9 (ngầm)
GĐ2: 14,8 (7,4 ngầm và 7,4 trên cao)
| GĐ1: 9 ga (8 ga ngầm và 1 ga cao)
GĐ2: 13 ga (7 ga ngầm và 6 ga cao)
| Ngã 4 Bảy Hiền – Cầu Sài Gòn
Ngã 4 Bảy Hiền – Bến xe Cần Giuộc mới
|
Tuyến 6 | 6.7 (ngầm) | 7 (ngầm) | Trường Chinh - Vòng xoay Phú Lâm |
Các thông số kỹ thuật
Chiều dài sân ga: 125 m
Khoảng cách trung bình giữa các ga 700 - 1.300 m
Tốc độ tối đa: 80 km/h
Thời gian trung bình giữa hai chuyến: 4 phút (2 phút vào giờ cao điểm)
Khổ đường ray: 1.435 mm
Độ rộng tàu: 3 m
MRT VIỆT NAM
0 comments:
Post a Comment