Dự án Đường sắt đô thị Hà Nội, các tuyến đường!

Các tuyến chính qua Hà Nội
Tuyến Nhổn - ga Hà Nội (tuyến số 3)
Tuyến đường sắt này có chiều dài 12,5 km với 9,6 km đi trên cao và 2,9 km đi ngầm, có 11 ga trên cao, 4 ga dưới ngầm. Tàu sẽ lưu thông trên tuyến đường này với tốc độ 80 km/h, tàu có chiều dài từ 19 đến 20 mét.


LINK ẢNH LỚN TẠI: TẠI ĐÂY

Lộ trình tuyến này như sau: ga đường sắt tại Nhổn (ngã tư đường 70 và QL32), tàu điện sẽ đi theo QL32 đến nội thành Hà Nội, qua các đường phố Hồ Tùng Mậu - Xuân Thuỷ - Cầu Giấy - Kim Mã - Núi Trúc - Giảng Võ - Cát Linh-Quốc Tử Giám - ga Hà Nội (đoạn trước cửa ga, cuối đường Trần Hưng Đạo). Trong đó bao gồm 4 ga kết nối trung chuyển với tuyến đường sắt nội đô tại bến số 11 (KS Daewoo), với hệ thống xe buýt nhanh BRT tại bến 13 (Giảng Võ) và với hệ thống xe buýt tại bến số 10 (Cầu Giấy và bến 15 (Ga Hà Nội).



Tuyến Cát Linh - Hà Đông (tuyến số 2)

Tuyến đường sắt trên cao Cát Linh-Hà Đông đang được xây dựng qua hồ Đống Đa.
Tuyến Hà Nội - Hà Đông là tuyến số 3 trong hệ thống đường sắt đô thị Hà Nội, và là tuyến thứ hai của dự án được đề xuất, sau tuyến Yên Viên - Ngọc Hồi, trong số 8 tuyến được quy hoạch.

Thiết kế
Ga trên cao được thiết kế theo kiểu nghiêng, khoảng cách giữa đường trung tâm với giáp ranh sân ga là 1500 mm, độ cao mặt ray cách mặt sân ga là 1020 mm. Độ cao của giới hạn kiến trúc và giới hạn của khoảng cách giữa đáy kết cấu hoặc thiết bị với mặt ray là 4200mm. Ga đặt tại một phía tuyến đường, gồm ga kiểu 2 tầng: tầng 1 là giá, tầng 2 là ga; Ga kiểu cầu 3 tầng: tầng 1 là giá, tầng 2 là phòng chờ, tầng 3 là sân ga. Ga kết hợp phần "kiểu cầu và kiểu xây": dầm của đường sắt là cột đơn giản hoặc liên tục chống đỡ cho dầm thanh kết cấu khung, phần kết hợp lắp đệm cao su. Ga sử dụng kết cấu này có các ga Cát Linh, Đường Láng, Hà Đông. Tiêu chuẩn áp dụng cho dự án dựa trên Quy phạm thiết kế Metro GB 50157- 2003. Bán kính đường cong tối thiểu R=300m, ga R=800m, khổ đường 1435mm, đường đôi. Toa xe loại B1, thân tàu dùng thép chịu khí hậu, tải trọng trục 14T. Tốc độ vận hành tối đa của tàu là 80 km/h, bình quân 35 km/h. Tần suất vận chuyển tối đa 2 phút/chuyến.

Lộ trình
Tuyến đường sẽ nối liền TP Hà Nội với quận Hà Đông với 12 ga bao gồm: ga Cát Linh, Đê La Thành, ga Thái Hà, ga Đường Láng, ga ngã tư Sở, ga Đại học KHTN, ga Vành đai 3, ga Thanh Xuân, ga Bến xe Hà Đông, ga La Khê, ga Văn Khê và ga Hà Đông. Tuyến này hoạt động từ 5h - 22h hàng ngày, kể cả ngày lễ.

Vốn
Vốn của Chính phủ Việt Nam là 133,86 triệu USD. Thêm vào đó là nguồn vốn vay ưu đãi của Trung Quốc 419 triệu USD



Tuyến Nam Thăng Long - Tây Hà Nội
Tuyến đường này dài khoảng 16 km, đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển giao thông đô thị của Thủ đô Hà Nội, nhằm tăng cường năng lực vận tải hành khách công cộng trục Đông - Tây. Một phần tuyến sẽ được thiết kế đi nổi, đoạn còn lại đi chìm dưới lòng đất. Theo thiết kế, tuyến đường trên có lộ trình: Khu đô thị - công nghiệp Nam Thăng Long - các đô thị phía Tây - Trung tâm thành phố - Phía tây Hà Nội (Thượng Đình).

Tuyến chạy qua khu phố cổ Hà Nội
Tuyến này có chiều dài là 11,5 km với khoảng 3,1 km chạy nổi, còn lại đến hết đường chạy ngầm. Có điểm đầu là khu đô thị Nam Thăng Long (ga C1), qua các đường Nguyễn Văn Huyên kéo dài, Hoàng Quốc Việt, Hoàng Hoa Thám, Thụy Khuê, Phan Đình Phùng, rồi xuyên xuống Hàng Giấy, Hàng Đường, Hàng Ngang, Hàng Đào, Đinh Tiên Hoàng, Hàng Bài, Phố Huế - dự án 1 này được gọi là đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo

MRT VIỆT NAM
Share on Google Plus

About Nguyễn Trí Hiển

This is a short description in the author block about the author. You edit it by entering text in the "Biographical Info" field in the user admin panel.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 comments:

Post a Comment